Ôsin (1983) (Lồng Tiếng) (Bản Đẹp)

400,000 đ

Kho hàng: Còn hàng

Oshin là một bộ phim truyền hình dài tập rất thành công ở Nhật Bản nói riêng và Châu Á nói chung, trong đó có Việt Nam. Ngày ấy, không biết đã có bao người rơi nước mắt vì cô gái tên Oshin. Sự ảnh hưởng của bộ phim ở Việt Nam vẫn còn kéo dài tới tận bây giờ khi ô-sin được dùng như một từ chỉ những người làm nghề giúp việc.

Từng làm mưa làm gió ở Việt Nam một thời, bộ phim Oshin đã để lại trong lòng các khán giả Việt Nam nhiều cảm xúc. Đặc biệt là dấu ấn về một người phụ nữ kiên cường, luôn vượt lên số phận mang tên Oshin.

 Điều gì đã làm nên thành công của bộ phim Oshin? Nội dung phim như thế nào? Phía sau bộ phim có những câu chuyện gì?... Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé.

Phim Osin tổng cộng có 297 tập với thời lượng 15 phút mỗi tập.Tại Nhật Bản, bộ phim truyền hình nhiều tập Osin được chiếu vào buổi sáng ở đất nước này.

Oshin được bắt đầu bằng những hình ảnh của thời hiện tại (năm 1983), thay vì phải tham dự buổi lễ khai trương cửa hàng thứ 17 của gia đình thì bà Tanokura Shin (được gọi với cái tên tôn trọng là Oshin) lại quyết định đi du lịch bằng tàu hỏa mà không cho gia đình biết. Sau đó, mọi người trong gia đình đều vô cùng lo lắng và tìm kiếm bà khắp nơi nhưng lại vô ích. Chỉ có cháu nội của bà – Kei chợt nhớ về câu chuyện con búp bê Kokeshi mà bà từng kể cho anh và tìm được bà. Tại nơi mà bà cháu gặp nhau, Oshin đã kể cho cháu nghe về cuộc đời của bà, cũng là những giai đoạn thăng trầm nhất của nước Nhật trong thế kỉ XX.

 Theo đó, vào năm 1907, khi Oshin mới lên 7 đã bị cha mình cho đi giữ trẻ tại một gia đình khá xa để giảm bớt khó khăn cho nhà. Mặc dù bị nhà chủ đánh đập và hành hạ cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng Oshin vẫn ráng chịu đựng vì em nghĩ về gia đình khổ cực của mình. Thế nhưng, đến một ngày gia đình chủ vu oan cho em là ăn cắp tiền của họ thì Oshin đã không chịu đựng được nữa, em đã trốn về với mẹ, nhưng giữa đường lại gặp bão tuyết khiến em lạnh cóng đến suýt chết. Cùng lúc đó, em gặp được một người đàn ông cũng đang trốn chạy như mình, hai con người đồng cảnh ngộ đã ở lại cùng nhau và chờ cho đến khi tuyết tan.

 Khi về nhà, vì hoàn cảnh khó khăn nên Oshin lại bị cho đi ở lần nữa, lần này là ở một gia đình ở vùng Kaga-ya thuộc Sayaka cũng với nghề trông trẻ. Tại đây, em đã kết bạn với con gái của chủ nhà và sống ở đây cho đến khi Oshin được 16 tuổi. Tuy nhiên, khi trở về nhà, cha của Oshin lại muốn cô đi làm tại một quán Bar, một cái vỏ bọc cho ổ mại dâm. Biết được điều đó nên cô đã bỏ lên Tokyo và theo chị gái mình làm nghề làm dầu.

 Khi đã ổn định với công việc làm dầu, Oshin đã gặp và kết hôn với chồng mình. Cuộc sống ổn định chưa được bao lâu thì vào năm 1923, một trận động đất lớn ở Tokyo đã phá hủy toàn bộ gia sản của hai vợ chồng. Tuy đã sống sót sau thảm họa nhưng họ trở nên trắng tay và quyết định về nhà chồng định cư một khoảng thời gian. Do cuộc hôn nhân giữa Osin và chồng không được mẹ chồng chấp nhận, nên khi về nhà chồng cô đã phải chịu rất nhiều khổ sở vì sự hạch sách của mẹ. Oshin thậm chí còn bị gãy tay và mất đứa con sắp chào đời vì phải làm việc đồng áng nặng nhọc dài ngày. Cuối cùng, cô quyết định mang theo đứa con mới sinh rời đi nhưng không để cho chồng biết. Sau đó, Oshin đã làm rất nhiều nghề như bán quán ăn nhỏ, làm bánh, bán cá,… và sự nghiệp của cô dần trở nên phát đạt. Với sự giúp đỡ của chồng, cô đã tạo nên một cửa hàng bán hải sản, tuy nhỏ nhưng rất được lòng khác mua.

 Cuộc đời của Oshin tiếp tục trải qua một số thăng trầm, một mình nuôi dạy con cái trưởng thành và gây dựng sự nghiệp cho đến ngày nay. Câu chuyện kết thúc vào năm 1983, khi bà quyết định nghỉ ngơi và đi du lịch.

Biểu tượng của sự kiên nhẫn, không chịu khuất phục

 Oshin – một người phụ nữ huyền thoại, một biểu tượng cho sự kiên nhẫn và không bao giờ chịu khuất phục trước những sóng gió của cuộc đời. Tại Nhật Bản, khi nói đến Oshin chính là nói đến tính kiên nhẫn, chịu đựng và vượt qua khó khăn. Ở những năm 1980, cụm từ ‘Oshin Diet’ cũng trở nên phổ biến tại đây khi người dân nước này vượt qua được thời kì kinh tế bong bóng và ăn uống vô cùng khổ cực khi chỉ ăn cơm với củ cải.

Ở Việt Nam, Oshin nổi tiếng chỉ người giúp việc nhà

 Việt Nam là quốc gia thứ 41 chiếu bộ phim này và được Đài truyền hình Việt Nam chiếu trên kênh VTV1 từ mùa hè năm 1994 và kéo dài đến khoảng 1 năm sau. Khi công chiếu ở Việt Nam, tên phim được phiên âm thành ‘ô sin’, và dựa vào cuộc đời của nhật vật chính mà đây cũng chính là nguồn gốc của cái tên ô sin – dùng để chỉ một người giúp việc nhà tại Việt Nam.

Nguyên mẫu truyện dựa trên câu chuyện có thật ở Nhật

 Bộ phim Oshin được xây dựng dựa trên một câu chuyện có thật của một người phụ nữ Nhật Bản. Oshin là hiện thân của người mẹ của Kazuo Wada – một nhà kinh doanh Nhật. Bà là người đã sáng lập nên tập đoàn Yaohan lãnh đạo một loạt các siêu thị ở Nhật Bản. Nội dung của bộ phim được xây dựng dựa trên những câu chuyện được kể thông qua các bức thư nặc danh được thu thập bởi Sugako Hashida – một nhà viết kịch người Nhật.

Cuộn