Letter From An Unknown Woman (1948) (Vietsub) - Bức Thư Của Người Đàn Bà Không Quen Biết

20,000 đ

Kho hàng: Còn hàng

Phim Kinh Điển của Mỹ - Phụ Đề Tiếng Việt

Tựa sách : Bức thư của người đàn bà không quen biết – Letter from an Unknown Woman

Tác giả : Stefan Zweig

Dịch giả : Dương Tường

.

 

Hà nội, 10-01-2011

 

Gửi những người tôn thờ tình yêu,

Tôi biết về Stefan Zweig lâu lâu, vậy nhưng tải một truyện ngắn của ông xuống máy tính từ lúc nào, mà cứ để nó nằm đó mãi không đọc. Cho tới một ngày lạnh giá… do trời lạnh quá, do bầu không khí về đêm tĩnh lặng của một ngày nghỉ cuối tuần, hay do bao lo toan đã tạm nén lại, tôi lần giở ra đọc toàn bộ câu chuyện…

Một câu chuyện với cái tên lặng lẽ, hơi gây tò mò, mở đầu bằng một chi tiết gây sốc, khi người đàn bà nói ngay rằng con nàng vừa qua đời. Thế rồi bất ngờ nối tiếp bất ngờ khi mà tác giả của bức thư – người đàn bà xa lạ đó bày tỏ cho nhân vật nam chính (một văn sĩ 41 tuổi) rằng nàng đã đem lòng yêu ông ngay từ lần đầu gặp gỡ như thế nào, và tình cảm đó ngày càng lớn dần, bền chặt, đơn phương, theo nàng đi qua tuổi vị thành niên cho tới khi trưởng thành.

Câu chuyện đã dần được đẩy lên cao trào, khắc họa một người đàn ông quyến rũ có thể nói là bẩm sinh, nhưng cũng vô tâm một cách thiên bẩm. Những quan sát tinh tế của cô thiếu nữ trẻ – người đàn bà xuyên suốt mạch truyện, gắn liền với từng chi tiết trong đời nàng, và đời người đàn ông. Nàng sớm nhận ra (dù vẫn luôn nuôi hy vọng điều ngược lại) rằng chàng không dành tình cảm đặc biệt gì cho mình, rằng chàng là kẻ hấp dẫn phụ nữ một cách tự nhiên, như là bản chất mà không cần phải cố gắng, rằng chàng nhìn phụ nữ một cách âu yếm, tất cả phụ nữ nhất là phụ nữ đẹp.

Nàng cũng nhìn thấu tâm can người đàn ông bao bọc bởi vẻ ngoài hào hoa đó, bên trong là một con người chứa chất đầy mâu thuẫn. Chàng vừa có sự nghiêm nghị, chín chắn trong tri thức và kinh nghiệm, vừa có sự lông bông, như một kẻ lãng tử quyến rũ phụ nữ không có điểm dừng, qua các cuộc tình chóng vánh. Chàng vừa nhạy cảm mà cũng vừa … vô cảm. Chàng có thể rộng lượng ban phát tình cảm, giản đơn như ban phát món tiền bố thí cho kẻ nghèo, nhưng chàng cũng có thể chỉ làm điều đó vì bản chất phóng khoáng muốn cho đi để mà giành lại cho chính mình điều gì đó. Chàng giành lại cho chính mình một thứ yên tĩnh xa xỉ, một thứ thảnh thơi, không chút vướng bận trong tâm hồn, một thế giới nội tâm (có thể là tuyệt đẹp) nhưng lại không có chỗ cho sự hy sinh. Triết lý của nàng như một sự đối lập với cách sống vô tư và nhiều phần vô cảm, vô trách nhiệm đó. Nàng không chấp nhận quị lụy, cầu xin, nàng đã yêu và mang theo tình yêu đó hơn 15 năm ròng, qua nhiều biến cố, nhưng không hề có ý ràng buộc người đàn ông nàng tôn thờ.

Càng đọc, tôi càng thấy rụng rời khâm phục Stefan Zweig – ông viết về phụ nữ như thể ông sống ở bên trong tâm hồn họ vậy… Tuy nhiên, tôi vẫn cứ gợn chút băn khoăn trong lòng… liệu trong cuộc đời này có những người phụ nữ hiến mình cho một tình yêu cao thượng và mãnh liệt đến nhường đó? Liệu đây là một mẫu hình phụ nữ mà Stefan Zweig vẽ ra từ trí tưởng tượng, từ óc phân tích tâm lý phụ nữ siêu phàm của ông với nhiều phần thêm bớt cho điển hình hóa? Hay là những tạo vật bé nhỏ đáng yêu mà ta trân trọng gọi là “phụ nữ” đó bước từ trang sách ra cuộc sống phù hoa và đầy cạm bẫy ngoài kia là nhiều người có thể sẵn lòng yêu cuồng nhiệt đến thế được, mà không cần phải nhờ đến sự tô vẽ của ngòi bút nhà văn…?

Và rồi nhân vật nam chính – ai là đàn ông mà không thấy một góc be bé của chính bản thân mình trong mẫu hình này? Những người đàn ông đang lầm lũi ngoài đời thường có thể không có được dáng dấp đẹp trai đến ngạt thở như anh ta, không có được sự hấp dẫn nữ giới đến nao lòng như anh ta hay tài năng và đĩnh đạc đến như anh ta, nhưng ít nhiều, có ai trong số đàn ông không có chút vô tâm? Không có những khoảnh khắc ẩn mình vào một thế giới “riêng của đàn ông” mặc cho người đàn bà của mình phải đoán già đoán non điều gì đang xảy ra ? Có ai không đôi lúc, dù là trong sâu thẳm tiềm thức, muốn lãng quên trách nhiệm, để tìm đến một đời phiêu lãng cho những điều lãng du, không gắn kết, không trói buộc…?

Câu chuyện của nàng thật bi thảm. Đây không phải là một tình yêu lãng mạn có đi có lại như Romeo và Juliet với một cái kết dù bi nhưng trọn vẹn. Đây cũng không phải là cuộc tình gặp nhiều ngăn trở giữa cha Ralph và cô bé Meggie xinh đẹp – phải trả giá bằng việc Chúa rốt cuộc cướp đi của họ đứa con trai – nhưng vẫn là một cuộc tình hai chiều đầy mặn nồng. Nhân vật nữ trong truyện này đã hy sinh tất cả, danh dự, danh tính, chỉ để tôn thờ người đàn ông duy nhất của đời nàng. Và hãy hình dung những gì người đàn bà này phải trải qua để có, để nuôi dưỡng đứa trẻ một mình, hãy hình dung rằng nàng sau cùng đã không níu giữ nổi nó cho riêng bản thân. Vâng, nàng khổ quá.

Nhưng khi tỉnh táo hơn và đọc lại, tôi đã tự đặt ra giả thuyết cho riêng mình. Stefan Zweig có tiếng là một văn sĩ trân trọng phụ nữ, liệu ông có cần phải tạo ra biến cố khổ đau đến thế cho nhân vật nữ của mình. Vậy phải chăng tác giả đã tạo ra một phép ẩn dụ. Phải chăng câu chuyện về tình yêu và lòng hy sinh ở đây không hẳn là đơn thuần về tình yêu và lòng hy sinh? Phải chăng nhà văn trong truyện là hiện thân của một xã hội phù phiếm, xô bồ, vô cảm, thiếu tình thương và trách nhiệm? Hay chí ít là nó hiện thân cho một bộ phận lớn trong xã hội, nhất là đàn ông, đang giữ cách sống đó cho mình như một lớp áo khoác phù hoa, thời thượng? Trong khi một bộ phận khác, những con người biết cảm thông, biết chịu đựng và hy sinh, như nàng, thậm chí như người quản gia, thì đang phải chịu thiệt thòi mà chưa thấy lối ra. Ta cứ thử suy xét thì sẽ thấy, phải chăng chính nàng cũng đang cố gắng hết sức để đứa con lớn lên được đón chào trong tầng lớp thượng lưu phù hoa ấy? Liệu rằng cách sống và môi trường đó có làm cho cậu bé sau này cũng thành một bản sao của người cha? Vậy phải chăng tác giả. dẫu rằng điều này khá bi thảm, đã cố ý để cho cậu bé phải ra đi? Như là một hình tượng cho việc những con người, những cách sống như thế sẽ dần bị đào thải, không nên có chỗ đứng trong một xã hội tương lai nhân bản hơn?

Dẫu sao đi nữa, câu chuyện cũng là một khúc tình ca bi tráng, một ví dụ hiện thực về sự hy sinh cho tình yêu, mặc cho là một tình yêu chưa được đền đáp thực sự. Nhưng phải chăng cũng vì thế, giá trị của tình yêu đó được đẩy lên cao? Cái mà người đàn ông nhìn thấy chỉ là một cô gái trẻ với vẻ ngoài xinh đẹp, hơi kỳ lạ, khơi gợi cảm giác muốn chinh phục. Cái mà nàng muốn ông nhìn thấy là một thế giới bên trong, là vẻ đẹp của tâm hồn nàng, vẻ thanh khiết của tình yêu và sự tôn thờ nàng dành cho ông trọn vẹn. Nàng khắc khoải cả đời mình bởi một lòng mong muốn được thừa nhận. Nàng cũng đủ kiêu hãnh để không để lộ những tình cảm thầm kín, những mong ông sẽ có ngày tự nhận ra. Một sự khác biệt và “xung khắc” trong cuộc sống nam nữ khá điển hình, và qua ngòi bút điêu luyện của nhà văn đã được đưa lên đỉnh cao, kết tinh thành một câu chuyện tình mà tôi tin chắc sẽ lấy đi nhiều nước mắt của độc giả, nhất là những độc giả nữ…

Khi viết “Bức thư của người đàn bà không quen biết” vào năm 1922, Stefan Zweig dường như là muốn cổ súy cho một triết lý sống mới giàu tình cảm chân thành giữa con người với con người, giàu lòng vị tha và bớt đi những ham muốn vị kỷ, những hào nhoáng phù hoa vật chất và danh vọng? Hay chỉ giản đơn là ông muốn khẳng định lại rằng tình yêu mãnh liệt, sâu lắng, và vô điều kiện đã và sẽ còn chỗ đứng trong cuộc đời ngày càng bị bao phủ bởi lối sống thực dụng và hời hợt…?

Và chúng ta – những con người của gần 90 năm sau khi những trang viết của Zweig ra đời, và hơn 110 năm kể từ thời kỳ ông lấy làm bối cảnh  – có còn chiêm nghiệm thấy vẻ đẹp đích thực của một tình yêu cao thượng? Liệu chúng ta có mong mỏi gì hơn là được chạm vào và nắm giữ một tình yêu mãnh liệt như thế trong đời?

Năm 1948 người ta đã chuyển thể câu chuyện này thành bộ phim cùng tên Letter from an Unknown Woman do đạo diễn Max Ophüls thực hiện, và Howard Koch viết kịch bản, lấy bối cảnh thành Vienna đầu thế kỷ 20 (ông cũng là người viết kịch bản cho phim Casablanca nổi tiếng). Phim được liệt vào 100 phim hay nhất mọi thời đại và được đưa vào ghi nhận, lưu giữ tại Thư viện Quốc hội Hoa kỳ vì những giá trị văn hóa và lịch sử. Cá nhân tôi thấy bộ phim đã cố gắng giảm bớt chất “bi thương” của câu chuyện gốc bằng nhiều thay đổi về tình tiết cuộc đời và số phận của cả hai nhân vật chính, đặc biệt là người đàn bà “không quen biết”. Nhưng vì vậy, tính chất bi tráng của mối tình đơn phương đã bị thay đổi ít nhiều. Dẫu sao, những góc máy quay cận cảnh khuôn mặt trong sáng của nàng, và vẻ điển trai của người đàn ông, đặc biệt là cảnh ông chơi dương cầm trong đêm cho chỉ mình nàng, cũng xứng đáng đi vào lịch sử điện ảnh như một điển hình về ánh mắt chứa chan tình yêu của người phụ nữ.

Cuộn